Lịch sử Premier League, bí quyết thành công của giải đấu lớn nhất hành tinh là gì?

Lịch sử Premier League, bí quyết thành công của giải đấu lớn nhất hành tinh là gì?

Premier League vốn nổi tiếng là giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh, vậy nó được hình thành như thế nào và bí quyết nào để có vị thế như ngày hôm nay. Hãy cùng Bóng đá số tìm hiểu nhé.

Giới thiệu

hay Ngoại hạng Anh được thành lập vào tháng 2/1992 với tên đầy đủ là FA Premier League, là giải bóng đá chuyên nghiệp dành cho các đội bóng Anh, cũng là giải đấu cấp cao nhất trong hệ thống các giải bóng đá Anh.

Giải được thành lập nhằm khắc phục tình trạng đi xuống và tụt hậu so với các quốc gia khác như Ý hay Tây Ban Nha cũng như nâng cao giá trị hình ảnh, tiền bản quyền của giải đấu. Giải được tổ chức từ tháng 8 đến tháng 5 với 22 câu lạc bộ tham gia ban đầu nhưng giảm còn 20 kể từ 1995.

Trong đó, khi mùa giải kết thúc những CLB top đầu sẽ tham dự các cúp châu Âu mùa sau tùy vào số lượng mà UEFA phân bổ. Còn 3 đội bóng xếp cuối cùng sẽ rớt hạng xuống .

Tên FA Premier League chính thức được đổi thành Premier League vào năm 2007
Tên FA Premier League chính thức được đổi thành Premier League vào năm 2007

Mỗi câu lạc bộ tham gia Premier League được coi là một cổ đông và được quyền bỏ phiếu về các vấn đề như hợp đồng và thay đổi quy tắc. Chủ tịch, giám đốc điều hành và ban giám đốc giám sát các hoạt động hàng ngày của Premier League được bầu bởi các cổ đông. Mặc dù Liên đoàn bóng đá không tham gia trực tiếp vào các hoạt động hàng ngày nhưng tổ chức này được đối xử như một cổ đông đặc biệt và nắm quyền phủ quyết trong cuộc bầu cử của giám đốc điều hành và chủ tịch khi luật lệ mới được đề xuất.

Giải Ngoại hạng Anh rất nổi tiếng trên thế giới và đạt được nhiều thành công nhờ truyền thông đưa tin về các sự kiện. Quyết định giao quyền phát sóng cho BSkyB vào năm 1992 là hướng đi đúng đắn của ban điều hành giải đấu. Hơn nửa tỷ người theo dõi giải đấu và nó đặc biệt phổ biến ở Châu Á. Giải Ngoại hạng Anh là chương trình thể thao được quảng bá rộng rãi nhất tại Châu Á.

Các giai đoạn phát triển

Giai đoạn đầu (1992-1997)

Trong giai đoạn này, Manchester United là đội bóng thống trị với 4 chức vô địch, xen giữa là Blackburn Rovers mùa 1994/95. Những cái tên nổi bật làm nên thành công của ‘Qủy đỏ’ thời kỳ này bao gồm Eric Cantona, Ryan Giggs, và Roy Keane,..

Blackburn Rovers là CLB duy nhất phá vỡ sự thống trị của Man United ở giai đoạn này

Tuy nhiền điều thú vị của Premier League giai đoạn này là trong 242 cầu thủ ra sân ở các trận đấu ở mùa giải đầu tiên, chỉ có 11 cầu thủ nước ngoài (trong số 22 câu lạc bộ) và không có huấn luyện viên ngoại nào. Trong khi gần 2 thập kỷ trở lại đây chứng kiến phần lớn cầu thủ và huấn luyện viên Premier League là người ngoại quốc.

Giai đoạn phát triển mạnh mẽ (1997-2007)

Trong giai đoạn 1997-2007 của Premier League, sự thay đổi và phát triển đã diễn ra nhanh chóng và đầy đặc sắc. Manchester United tiếp tục là đội bóng nổi bật nhất, giành 6 chức vô địch dưới sự dẫn dắt của HLV huyền thoại Sir Alex Ferguson. Những cầu thủ như David Beckham, Ryan Giggs, Paul Scholes và Roy Keane đã cùng nhau tạo ra một đội bóng vững mạnh và thống trị.

Trong khi đó, Arsenal dưới sự chỉ đạo của HLV Arsène Wenger và tập thể toàn những siêu sao như cái tên như Thierry Henry, Dennis Bergkamp và Patrick Vieira đã tạo nên một kỷ nguyên hoàn hảo vào mùa giải 2003-2004 khi họ hoàn thành mùa giải mà không thua trận nào.

Chiến dịch thành công này của Arsenal còn được gọi với cái tên "Invincibles"
Chiến dịch thành công này của Arsenal còn được gọi với cái tên “Invincibles”

Chelsea xuất hiện mạnh mẽ trong thập kỷ này sau khi được mua lại bởi tỷ phú Roman Abramovich vào năm 2003. Dưới sự quản lý của HLV Jose Mourinho, họ đã giành được chức vô địch Premier League đầu tiên của họ vào năm 2005 và tiếp tục thống trị ở mùa giải tiếp theo. Sự xuất hiện của những ngôi sao như Frank Lampard, John Terry và Didier Drogba đã làm nên sức mạnh của đội bóng này.

Ngoài ra, Liverpool dưới sự chỉ đạo của HLV Rafael Benítez đã trở lại với những kết quả ổn định, với thành công lớn nhất là việc giành chiến thắng trong trận chung kết Champions League năm 2005 trước AC Milan.

Giai đoạn này cũng chứng kiến sự gia tăng về sự đa dạng và quốc tế hóa của Premier League, với sự xuất hiện của nhiều tài năng từ khắp nơi trên thế giới. Các đội bóng cũng đã bắt đầu đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng và cải thiện điều kiện cho các cầu thủ, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của giải đấu.

Giai đoạn bùng nổ (2007-nay)

Với việc được biết đến nhiều hơn nhờ truyền thông và kỹ thuật số, từ năm 2007 trở đi, Premier League không chỉ là giải đấu hấp dẫn nhất ở Anh mà còn là giải đấu hấp dẫn nhất trên toàn thế giới. Nhận thấy được ‘miếng mồi ngon’ các nhà đầu tư lại càng đổ nhiều tiền hơn vào giải đấu này để nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng như mang về các siêu sao, HLV nổi tiếng.

Sự góp mặt của họ cũng giúp cho chất lượng chuyên môn cũng như tính giải trí được nâng cao đáng kể, qua đó đã thu hút lại càng thu hút hơn. Những trận cầu kinh điển như “Manchester Derby” và “North London Derby” trở nên nổi tiếng và được mong chờ mỗi mùa giải.

Ngoài ra là các trận 'Super Sunday' được khéo léo sắp xếp mỗi tuần
Ngoài ra là các trận ‘Super Sunday’ được khéo léo sắp xếp mỗi tuần

Ngoài ra, quy tắc tài chính nghiêm ngặt nhằm kiểm soát chi tiêu đã được áp dụng, giúp cân bằng sức mạnh giữa các câu lạc bộ và tạo ra một sân chơi công bằng hơn. Premier League cũng đã mở rộng thị trường quốc tế thông qua việc tổ chức trận đấu tại các quốc gia khác nhau và bán bản quyền truyền hình sang nhiều thị trường trên toàn cầu. Sự hấp dẫn của Premier League không chỉ là trên sân cỏ mà còn là một nền văn hóa đặc sắc, thu hút hàng triệu người hâm mộ trên toàn thế giới.

Bí quyết thành công của Premier League

Để thành công và thu hút được lượng theo dõi toàn cầu khổng lồ như hiện nay, việc để cho các CLB có quyền tự do nhận 100% sự đầu tư từ bên ngoài có thể được xem là chìa khóa then chốt bởi nó góp phần giúp các đội bóng tự chủ hơn trong việc kinh doanh và phát triển hơn thay vì buộc nhất quán với ý kiến từ số đông các CĐV như luật 50+1 ở Đức.

Minh chứng rõ nhất cho luận điểm này là sự thành công của Chelsea và Manchester City với hàng loạt danh hiệu lớn bé trong và ngoài nước khi họ được các ông chủ lắm của nhiều tiền đầu tư vào.

Những thống kê đáng chú ý của Premier League

  • Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất: Alan Shearer – 260
  • Cầu thủ kiến tạo nhiều nhất: Ryan Giggs – 162
  • Thủ môn giữ sạch lưới nhiều nhất: Petr Cech – 202
  • Cầu thủ ra sân nhiều nhất: Gareth Barry – 653
  • Đội thắng nhiều trận nhất: Man Utd – 741
  • Đội thua nhiều trận nhất: Everton – 445
  • Đội ghi được nhiều bàn nhất: Man Utd- 2,282
  • Đội nhận nhiều bàn thua nhất: Everton – 1,577
  • HLV thành công nhất: Sir Alex Ferguson – 11 lần giành danh hiệu HLV xuất sắc nhất mùa
  • Các trận có tỷ số thắng cao nhất: Liverpool 9-0 Bournemouth (27/08/2022), Man United 9-0 Southampton (02/02/2021), Southampton 0-9 Leicester City (25/08/2019) và Man United 9-0 Ipswich Town (04/03/1995).

Tác động của Premier League

Tác động của Premier League đến nền bóng đá Anh là rất lớn khi việc các CLB top đầu thường xuyên góp mặt và gặt hái kết quả tốt tại các đấu trường cúp châu Âu giúp cho vị thế của nền bóng đá quốc gia này được nâng cao đáng kể.

Ngoài ra là tác động lên nền kinh tế Anh khi theo một nghiên cứu về Premier League và các câu lạc bộ của công ty kế toán EY, giải đấu này mang về cho nền kinh tế xứ sở sương mù tới 7,6 tỷ bảng Anh tiền thuế. Riêng ở mùa giải 2016-2017, các cầu thủ đã chi trả 1,1 tỷ bảng Anh tiền thuế, chiếm 1/3 trong số 3,3 tỷ bảng mà cả giải đấu đã đóng góp cho Kho bạc. Cũng theo EY, tiền thuế từ Premier League và các câu lạc bộ tăng 50% kể từ mùa giải năm 2013-2014.

Cũng theo EY, chỉ trong mùa giải 2013-2014, với tổng cộng 38 vòng đấu, Liên đoàn cùng các câu lạc bộ tham gia đã cung cấp hơn 100.000 việc làm toàn thời gian cho người lao động, tăng gần 9 lần so với năm 1998-1999. Phần lớn trong số đó được hỗ trợ bởi câu lạc bộ, từ trực tiếp đến gián tiếp và thông qua các chuỗi cung ứng liên quan. Kể từ đó, tác động kinh tế của Premier League về tiền mặt đã tăng khoảng 800%.

Premier League đã thật sự mang về rất nhiều tiền cho nền kinh tế nước Anh
Premier League đã thật sự mang về rất nhiều tiền cho nền kinh tế nước Anh

Dòng doanh thu chính của giải đấu bao gồm bán vé, hàng hóa, tài trợ, quảng cáo cũng như bán bản quyền phát sóng,… Sự phổ biến ngày càng tăng từ bóng đá cũng như việc là một trong những giải đấu danh giá hàng đầu đã làm xuất hiện thị trường truyền hình trả tiền, giúp Premier League thu về doanh thu phát sóng lớn hơn đáng kể so với các mức trước đây.

Vào mùa giải 1992 – 1993 (mùa giải đầu tiên của Premier League), tổng số tiền thu về từ bản quyền phát sóng là hơn 40 triệu bảng Anh, trong khi đến năm 2013-2014, con số này đã tăng lên hơn 1,7 tỷ bảng.

Những khoản thu này không chỉ cho phép các câu lạc bộ thực hiện trách nhiệm xã hội mà còn đầu tư vào tất cả các khía cạnh, từ phòng tập thể chất, đào tạo nhân tài,… cho vận động viên của họ.

Kết luận

Tóm lại Premier League không chỉ là một giải đấu bóng đá mà còn là biểu tượng của sức mạnh và sức hút của bóng đá Anh trên trường quốc tế. Đồng thời góp phần đưa nền kinh tế Anh đi lên trong suốt hơn 2 thập kỷ vừa qua.

Lời kết

Trên đây là ‘Lịch sử Premier League, bí quyết thành công của giải đấu lớn nhất hành tinh là gì?’ mà Bóng đá số vừa gửi đến anh em. Hy vọng với những thông tin trên là hữu ích với anh em. Bongdaso xin chúc anh em mạnh khỏe, có một mùa giáng sinh an lành và luôn nổ hũ to khi tham gia đặt cược bên chúng mình nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *