Trong những môn thể thao có tính cạnh tranh cao, bóng đá luôn được nhắc tới là bộ môn phổ biến nhất thế giới. Bóng đá có thể nói là một trong những môn thể thao có lịch sử dày dạn và có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với một dân tộc. Nổi tiếng là như thế, bóng đá vừa có sự tác động vừa tích cực vừa tiêu cực đối với bộ phận đại chúng, và có một vài điều cần biết về nguyên nhân tại sao lại có những sự kiện như vậy. Thế nên sau đây là 10 điều thú vị về bóng đá mà bạn chưa hề biết đến mà nó thực sự sẽ làm bạn hứng thú đó. Có thể điều số 5 sẽ làm bạn bất ngờ vì nguyên nhân ẩn đằng sau đó. Nào hãy cùng đến với những điều thú vị này nào.
1.Khởi nguồn bóng đá
Từ lâu, đã có rất nhiều các môn thể thao có phiên bản tương tự như bóng đá nhưng khác nhau về kỹ thuật, thể lệ và hình thức chơi được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều người cho rằng, bóng đá có nguồn gốc từ nước Anh bởi nước Anh được mệnh danh là quê hương của bóng đá thế nhưng thực chất không phải vậy. Anh chỉ là một nước bán vé cho những trận đấu bóng đá đầu tiên mà thôi.
Theo thông tin của FIFA- Liên đoàn bóng đá thế giới cho biết, phiên bản bóng đá cổ xưa nhất có tên gọi là Xúc cúc. Môn thể thao này được bắt nguồn từ Trung Quốc vào thế kỷ thứ 2 hoặc thứ 3 trước Công Nguyên dưới thời nhà Hán. Ban đầu nó chỉ được chơi như một bài tập rèn luyện sức khỏe của quân Hán. Sau đó, một số phiên bản bóng đá sơ khai khác bắt đầu có mặt ở một số quốc gia như Kemari ở Nhật Bản, Harpastum ở La Mã và Episkyros ở Hy Lạp.
2.Trận đấu có tỉ số đậm nhất
Vào ngày 11 tháng 4 năm 2001, hai đội tuyển bóng đá quốc gia: Úc và Samoa thuộc Mỹ đã thi đấu trong khuôn khổ Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2002. Trận đấu diễn ra tại Sân vận động Thế thao Quốc tế tại Coffs Harbour, Úc. Đội tuyển Úc đã lập kỷ lục thế giới về thắng lợi lớn nhất trong một trận đấu bóng đá quốc tế, với tỷ số chung cuộc 31–0. Cầu thủ Archie Thompson của Úc cũng phá kỷ lục thế giới cho số bàn thắng được ghi bởi một cầu thủ trong một trận đấu quốc tế với con số 13 bàn thắng. David Zdrilic, cầu thủ ghi bàn thắng thứ 8 của trận đấu, đã có số bàn thắng cao thứ hai trong một trận đấu quốc tế kể từ Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Kết quả của trận đấu đã gây ra nhiều tranh cãi về thể thức tổ chức các giải đấu vòng loại, trong đó huấn luyện viên đội tuyển Úc Frank Farina và Thompson thấy rằng cần phải tổ chức các vòng sơ loại để tránh các trận đấu không cân bằng như vậy, ý kiến này cũng được cơ quan quản lý bóng đá thế giới FIFA chia sẻ. Cuối cùng sau đó vòng loại khu vực châu Đại Dương Giải vô địch bóng đá thế giới 2006 đã phải đưa vào một vòng đấu sơ loại. Trình độ không cân bằng của các đối thủ cũng một phần khiến Úc muốn chuyển sang Liên đoàn bóng đá châu Á vào năm 2006.
3.Cầu thủ trẻ ghi bàn nhiều nhất
Không quá khó để xác định tài năng của Ronaldinho. Năm 13 tuổi, Ronaldinho đã ghi tới 23 bàn thắng trong một trận đấu tại giải trẻ của địa phương. Tên tuổi của Ronaldinho bắt đầu gây ấn tượng với truyền thông và các nhà tuyển trạch.
Ronaldinho sau đó gia nhập đội trẻ Gremio trước khi trở thành nóng cốt của đội U17 Brazil tại giải World Cup dành cho lứa tuổi U17. Tất nhiên, Ronaldinho không bao giờ tái lập được thành tích ghi 23 bàn trong một trận đấu như hồi nhỏ, nhưng huyền thoại 37 tuổi có thể tự hào về những tuyệt phẩm đã để lại cho thế giới túc cầu.
- Ronaldinho đã ghi 23 bàn thắng trong một trận đấu lúc nhỏ
4.Vụ bạo loạn kinh hoàng nhất thế giới
Một cơn hỗn loạn xuất phát từ tiếng còi sai lầm của trọng tài trong trận Peru – Argentina ở vòng loại giải bóng đá Olympic 1964, tại Lima (Peru) ngày 24.5.1964 đã khiến hơn 300 người thiệt mạng. Do còn phải gặp đối thủ mạnh Brazil ở loạt trận chót của vòng loại nên Peru chưa thể yên tâm dù đang tạm giữ chiếc vé thứ hai dự Olympic ở khu vực Nam Mỹ. Họ cần thủ hòa Argentina tại sân nhà. Sức chứa 53.000 chỗ của sân Estadio Nacional tại Lima đạt ngưỡng tối đa. Nói cách khác, cứ 20 người dân ở thủ đô Peru thì có một người đến sân trong ngày hôm ấy. Đội khách Argentina dẫn 1-0, đến khi trận đấu chỉ còn 6 phút thì xuất hiện pha bóng lẽ ra phải là bàn gỡ 1-1 cho đội chủ nhà Peru. Hậu vệ Argentina phá bóng giải vây, gần như cùng lúc với việc đưa chân ra chắn bóng của cầu thủ Peru Victor Kilo Lobaton. Bóng đi trúng chân Lobaton rồi bật vào lưới Argentina. Thay vì bắt bóng, thủ môn Agustin Cejas chỉ lo khiếu nại với trọng tài rằng Lobaton đã phạm lỗi. Thật ra, Lobaton hoàn toàn không động vào hậu vệ Argentina. Nhưng dù có va chạm đi nữa thì đấy bất quá chỉ là tình huống 5-5, chẳng ai có lỗi. Thật bất ngờ khi trọng tài người Uruguay Eduardo Angel Pazos quyết định phủ nhận bàn thắng. Khán giả Peru điên tiết phản đối. Một người tên là Bomba chạy luôn vào sân, có vẻ như để tấn công trọng tài. Anh ta bị cảnh sát chặn đứng. Ngay sau đó, một khán giả khác tên là Edilberto Cuenca cũng xông vào sân. Kỳ này thì… ốm đòn. Không chỉ hứng lấy những tràng dùi cui, Cuenca còn bị cảnh sát quẳng ra khỏi sân “như quẳng heo”. Chó của cảnh sát sau đó xông đến tấn công Cuenca. Đấy là “giọt nước tràn ly”. Không chấp nhận được thái độ của cảnh sát, khán giả đồng loạt ném xuống sân bất cứ vật gì có được về phía cảnh sát. Có gần cả ngàn người chực chờ tràn xuống sân cùng lúc. Thế là cảnh sát nã đạn hơi cay về phía khán đài, gây nên một sự hỗn loạn chưa từng thấy.
- Vụ việc tại Peru vẫn được ghi nhận là thảm họa ghê sợ nhất trong lịch sử bóng đá thế giới
5.Sét đánh 11 nguời tử vong trong 1 trận đấu
Năm 1998 đã từng xảy ra một vụ sét đánh thương tâm nhưng vô cùng kỳ lạ. 11 cầu thủ bên đội bóng của đội khách tử vong hoàn toàn, trong khi 11 cầu thủ đội nhà vẫn an toàn không bị thương gì.Nhắc về lịch sử thể thao, hẳn là ai cũng đau lòng nếu nhớ về trận bóng 28/10/1998, trận đấu giữa chủ nhà Bena Tshadi và các vị khách Basanga tại giải VĐQG Cộng hòa dân chủ Congo đang có tỷ số 1-1 thì bất ngờ có sét đánh xuống sân. Ngay sau đó, toàn bộ 11 cầu thủ đội khách ngã xuống sân và co giật. Đáng ngạc nhiên là trong trận cầu này, 11 cầu thủ là bên đội khách bị sét đánh tử vong tại chỗ. Bên đội nhà vẫn an toàn không một ai hề hấn gì. Vào thời điểm đó, rất nhiều người cho rằng, sự kiện lạ lùng này có bàn tay của các “thầy phù thủy” ở địa phương. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại lý giải hiện tượng này là do điện áp bước – là điện áp giữa hai chân người khi bước trên mặt đất trong vùng sự cố. Và 11 cầu thủ bên đội khách đều nằm trong vùng đó. Điện áp bước của sét có trị số lớn, con người khi nằm trong vùng điện áp bước thì có thể làm cho cơ chân bị co rút dẫn đến bị ngã xuống, lúc này dòng điện sẽ đi qua người gây nguy hiểm đến tính mạng.
6.Cầu thủ ăn 4.000 kcal một ngày để đủ sức chạy suốt trận đấu
Trung bình trong trận đấu mỗi cầu thủ chạy 12-13 km, tiêu hao 416-678 kcal một giờ, nên thực đơn hàng ngày phải đảm bảo 4.000 kcal.
Một số vị trí đặc thù như tiền vệ, tiền đạo có thể di chuyển đến 20 km trên sân để dẫn dắt bóng và kiến tạo các pha ghi bàn. Càng về cuối trận, giai đoạn nước rút, nhu cầu cơ thể cần bổ sung carbohydrate để đủ đường glucose duy trì các hoạt động thể chất. Trên thực tế, các cầu thủ bổ sung năng lượng vào giữa hiệp đấu bằng các thanh năng lượng ngũ cốc dễ tiêu hóa, ít chất béo và khoảng 30-60 g carbohydrate.
7.Có một vệ tinh trong chân các cầu thủ ở World Cup 2018
Telstar 18, tên của trái bóng chính thức mùa World Cup năm nay không chỉ gợi nhớ lần đầu tiên một quả bóng Adidas được dùng tại Mexico 1970. Có một lịch sử li kì hơn đằng sau đó. Tại sao lại là Telstar? Theo trang History.com, câu trả lời nằm cách đây hơn 50 năm lịch sử. Ngày 10/7/1962, một vệ tinh nhỏ mang tên Telstar được phóng vào vũ trụ và thay đổi mãi mãi ngành truyền hình thế giới. Vệ tinh Telstar dài gần một mét, hình cầu, màu trắng với các tấm bảng đen lắp quanh thân. Nó cho phép tín hiệu điện thoại, hình ảnh fax và tín hiệu truyền hình truyền đi xuyên qua các đại dương. Nhờ vậy mà khán giả toàn cầu có thể cùng xem một chương trình, tạo cơ sở cho việc phát sóng World Cup trên toàn thế giới. Trước Telstar, đó chỉ là một giấc mơ chưa thành.
8.Brazil 1-2 Uruguay, 1950 là trận đấu có nhiều khán giả nhất
Trận đấu này còn được biết đến với cái tên thảm họa Maracanazo (tên của sân Maracano theo tiếng Bồ Đào Nha). Dư âm của nó còn khủng khiếp hơn trận thua 1-7 của Brazil với Đức mới vừa diễn ra. Ở trận đấu năm 1950, Brazil chỉ cần một trận hòa sẽ đứng đầu bảng đấu và lên ngôi vô địch. Tuy vậy, dù thi đấu trước sự cổ vũ của 200.000 khán giả nhà và mở được tỷ số trước, nhưng cuối cùng Brazil vẫn phải nhận một thất bại đau đớn với tỷ số 1-2 và nhìn đối thủ Uruguay lên ngôi vô địch.
Bàn thắng quyết định của Alcides Ghiggha bên phía Uruguay khiến sân Maracana gần như câm lặng. Barbosa, thủ môn bắt chính của đội tuyển Brazil khi đó đã bị nguyền rủa đến suốt đời khi chơi không thật tốt. Ông từng chua chát thừa nhận, hình phạt mà bóng đá dành cho mình còn khủng khiếp hơn mức án dành cho 1 tù nhân.
- Brazil vs Uruguay 1950 là trận đấu có nhiều khán giả nhất thế giới
9.Giải World Cup của nữ lần đầu tổ chức vào năm 1991
Vòng chung kết Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 1991 là Giải vô địch bóng đá nữ thế giới đầu tiên được tổ chức dành cho các đội tuyển quốc gia. Giải diễn ra tại Quảng Đông, Trung Quốc từ 16 tháng 11 tới 30 tháng 11 năm 1991. FIFA, cơ quan điều hành bóng đá thế giới, chọn Trung Quốc vì trước đó 3 năm nước này tổ chức giải đấu bóng đá nữ thử nghiệm, FIFA Women’s Invitation Tournament 1988. Các trận đấu diễn ra tại các thành phố Quảng Châu, Phật Sơn, Giang Môn và Trung Sơn. Giải được tài trợ bởi by Mars, Incorporated. Do FIFA vẫn lưỡng lự trong việc gán tên “World Cup” cho giải đấu nên nó có tên chính thức là 1st FIFA World Championship for Women’s Football for the M&M’s Cup.
10.Trận đấu nhiều thẻ đỏ nhất
2012, hãng tin Reuters cho biết 1 trận đấu thuộc giải trẻ của Paraguay đã kết thúc trong hỗn loạn và kết quả dẫn đến 36 cầu thủ, trong đó bao gồm cả những thành viên ban huấn luyện 2 đội, phải nhận thẻ đỏ từ trọng tài. Khi trận đấu giữa Teniente Farina và Libertad diễn ra hôm chủ nhật (21.10.2012) vừa qua chỉ còn 5 phút nữa sẽ kết thúc, trọng tài Nestor Guillen đã rút 2 thẻ đỏ đuổi cầu thủ của mỗi đội. Đây cũng chính là lúc vụ hỗn loạn xảy ra khi cả hai từ chối rời sân và bắt đầu lao vào ẩu đả. Chỉ trong phút chốc, các cầu thủ trở nên mất kiểm và sân bóng trở thành võ đài với liên tiếp những màn kung-fu đến từ các cầu thủ trên băng ghế dự bị của 2 đội. Thậm chí, các thành viên thuộc ban huấn luyện thay vì cố gắng can thiệp các cầu thủ cũng nhảy vào tham gia vụ đánh nhau.Sau khi vụ việc kết thúc, trọng tài Guillen đã tiến đến phòng thay đồ của 2 đội và rút thẻ đỏ với tổng cộng 36 thành viên. Hành động này đã khiến chủ tịch của Hernan Martinez của Teniente Farina rất bức xúc. Ông cho rằng trọng tài không có mặt trên sân để quan sát những gì diễn ra.
- trọng tài rút 36 thẻ đỏ đuổi hết các cầu thủ trên sân
Truy cập wesite Bóng Đá Số để cập nhật các thông tin, tin tức bóng đá số cập nhật từ các báo thể thao lớn, uy tín nhất thế giới.